1. Môn Toán
  2. cách giải phương trình bậc 4
cách giải phương trình bậc 4
Thể Loại: TIPS Giải Toán 10
Ngày đăng: 07/09/2018

cách giải phương trình bậc 4

Bài viết trình bày cách giải phương trình bậc 4 (phương trình bậc bốn), đây là dạng toán thường gặp trong chương trình Đại số 10 chương 3.

Dạng 1. Phương trình bậc bốn dạng \(a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + bkx + a{k^2} = 0.\)

Ta có: \(a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + bkx + a{k^2} = 0\) \( \Leftrightarrow a\left( {{x^4} + 2{x^2}.k + {k^2}} \right)\) \( + bx\left( {{x^2} + k} \right) + \left( {c – 2ak} \right){x^2} = 0\) \( \Leftrightarrow a{\left( {{x^2} + k} \right)^2} + bx\left( {{x^2} + k} \right)\) \( + \left( {c – 2ak} \right){x^2} = 0.\)

Đến đây có hai hướng để giải quyết:

Cách 1: Đưa phương trình về dạng \({A^2} = {B^2}.\)

Thêm bớt, biến đổi vế trái thành dạng hằng đẳng thức dạng bình phương của một tổng, chuyển các hạng tử chứa \(x^2\) sang bên phải.

Cách 2: Đặt \(y = {x^2} + k\) \( \Rightarrow y \ge k.\)

Phương trình \(a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + bkx + a{k^2} = 0\) trở thành: \(a{y^2} + bxy\) \( + \left( {c – 2ak} \right){x^2} = 0.\)

Tính \(x\) theo \(y\) hoặc \(y\) theo \(x\) để đưa về phương trình bậc hai theo ẩn \(x.\)

Ví dụ 1. Giải phương trình: \({x^4} – 8{x^3} + 21{x^2} – 24x + 9 = 0.\)

Cách 1:

Phương trình \( \Leftrightarrow \left( {{x^4} + 9 + 6{x^2}} \right) – 8\left( {{x^2} + 3} \right) + 16{x^2}\) \( = 16{x^2} – 21{x^2} + 6{x^2}\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} – 4x + 3} \right)^2} = {x^2}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} – 4x + 3 = x\\

{x^2} – 4x + 3 = – x

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} – 5x + 3 = 0\\

{x^2} – 3x + 3 = 0

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \frac{{5 – \sqrt {13} }}{2}\\

x = \frac{{5 + \sqrt {13} }}{2}

\end{array} \right.\)

Cách 2:

Phương trình \( \Leftrightarrow \left( {{x^4} + 6{x^2} + 9} \right)\) \( – 8x\left( {{x^2} + 3} \right) + 15{x^2} = 0\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + 3} \right)^2} – 8x\left( {{x^2} + 3} \right) + 15{x^2} = 0.\)

Đặt \(y = {x^2} + 3\), phương trình trở thành: \({y^2} – 8xy + 15{x^2} = 0\) \( \Leftrightarrow \left( {y – 3x} \right)\left( {y – 5x} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

y = 3x\\

y = 5x

\end{array} \right.\)

Với \(y = 3x\), ta có: \(x^2+3=3x\), phương trình vô nghiệm.

Với \(y = 5x\), ta có: \({x^2} + 3 = 5x\) \( \Leftrightarrow {x^2} – 5x + 3 = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \frac{{5 – \sqrt {13} }}{2}\\

x = \frac{{5 + \sqrt {13} }}{2}

\end{array} \right.\)

Nhận xét: Mỗi cách giải có ưu điểm riêng, với cách giải 1, ta sẽ tính được trực tiếp mà không phải thông qua ẩn phụ, với cách giải 2, ta sẽ có những tính toán đơn giản hơn và ít bị nhầm lẫn.

Dạng 2. Phương trình bậc bốn dạng \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right)\left( {x + c} \right)\left( {x + d} \right) = e{x^2}\) với \(ad=bc=m.\)

Cách 1: Đưa về dạng \(A^2 = B^2.\)

\(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right)\left( {x + c} \right)\left( {x + d} \right) = e{x^2}\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + px + m} \right)\left( {{x^2} + nx + m} \right) = e{x^2}\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + \frac{{p + n}}{2}x + m – \frac{{n – p}}{2}x} \right)\)\(\left( {{x^2} + \frac{{p + n}}{2}x + m + \frac{{n – p}}{2}x} \right)\) \( = e{x^2}\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + \frac{{p + n}}{2}x + m} \right)^2}\) \( = \left[ {{{\left( {\frac{{n – p}}{2}} \right)}^2} + e} \right]{x^2}\), với \(ad = bc = m\), \(p = a + d\), \(n = b + c.\)

Cách 2: Xét xem \(x=0\) có phải là nghiệm của phương trình hay không.

Trường hợp \(x≠0\), ta có: \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right)\left( {x + c} \right)\left( {x + d} \right) = e{x^2}\) \(\left( {x + \frac{m}{x} + p} \right)\left( {x + \frac{m}{x} + n} \right) = e.\)

Đặt \(u = x + \frac{m}{x}\), điều kiện \(\left| u \right| \ge 2\sqrt {\left| m \right|} \), phương trình trở thành \((u+p)(u+n)=e\), đến đây giải phương trình bậc hai theo \(u\) để tìm \(x.\)

Ví dụ 2. Giải phương trình: \(\left( {x + 4} \right)\left( {x + 6} \right)\left( {x – 2} \right)\left( {x – 12} \right) = 25{x^2}.\)

Cách 1:

\(\left( {x + 4} \right)\left( {x + 6} \right)\left( {x – 2} \right)\left( {x – 12} \right) = 25{x^2}\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} – 2x + 24 + 12x} \right)\)\(\left( {{x^2} – 2x + 24 – 12x} \right) = 25{x^2}\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} – 2x + 24} \right)^2} = 169{x^2}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} – 2x + 24 = 13x\\

{x^2} – 2x + 24 = – 13x

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} – 15x + 24 = 0\\

{x^2} + 11x + 24 = 0

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = – 8\\

x = – 3\\

x = \frac{{15 \pm \sqrt {129} }}{2}

\end{array} \right.\)

Cách 2:

\(\left( {x + 4} \right)\left( {x + 6} \right)\left( {x – 2} \right)\left( {x – 12} \right) = 25{x^2}\) \(\left( {{x^2} + 10x + 24} \right)\left( {{x^2} – 14x + 24} \right) = 25{x^2}.\)

Nhận thấy \(x = 0\) không phải là nghiệm của phương trình.

Với \(x≠0\), ta có: phương trình \( \Leftrightarrow \left( {x + \frac{{24}}{x} + 10} \right)\left( {x + \frac{{24}}{x} – 14} \right) = 25.\)

Đặt \(y = x + \frac{{24}}{x}\) \( \Rightarrow \left| y \right| \ge 4\sqrt 6 \), ta được: \(\left( {y + 10} \right)\left( {y – 14} \right) = 25\) \( \Leftrightarrow \left( {y + 11} \right)\left( {y – 15} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

y = – 11\\

y = 15

\end{array} \right.\)

Với \(y=-11\), ta có phương trình: \(x + \frac{{24}}{x} = – 11\) \( \Leftrightarrow {x^2} + 11x + 24 = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = – 3\\

x = – 8

\end{array} \right.\)

Với \(y=15\), ta có phương trình: \(x + \frac{{24}}{x} = 15\) \( \Leftrightarrow {x^2} – 15x + 24 = 0\) \( \Leftrightarrow x = \frac{{15 \pm \sqrt {129} }}{2}\)

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm \(S = \left\{ { – 3; – 8;\frac{{15 – \sqrt {129} }}{2};\frac{{15 + \sqrt {129} }}{2}} \right\}.\)

Nhận xét: Trong cách giải 2, có thể ta không cần xét \(x≠0\) rồi chia mà có thể đặt ẩn phụ \(y=x^2+m\) để thu được phương trình bậc hai ẩn \(x\), tham số \(y\) hoặc ngược lại.

Dạng 3. Phương trình bậc bốn dạng \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right)\left( {x + c} \right)\left( {x + d} \right) = m\) với \(a+b=c+d=p.\)

Ta có: \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right)\left( {x + c} \right)\left( {x + d} \right) = m\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + px + ab} \right)\left( {{x^2} + px + cd} \right) = m.\)

Cách 1:

\(\left( {{x^2} + px + ab} \right)\left( {{x^2} + px + cd} \right) = m\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + px + \frac{{ab + cd}}{2} + \frac{{ab – cd}}{2}} \right)\)\(\left( {{x^2} + px + \frac{{ab + cd}}{2} – \frac{{ab – cd}}{2}} \right) = m\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + px + \frac{{ab + cd}}{2}} \right)^2}\) \( = m + {\left( {\frac{{ab – cd}}{2}} \right)^2}.\)

Bài toán quy về giải hai phương trình bậc hai theo biến \(x.\)

Cách 2:

Đặt \(y=x^2+px\), điều kiện \(y \ge – \frac{{{p^2}}}{4}\), phương trình trở thành: \(\left( {y + ab} \right)\left( {y + cd} \right) = m.\)

Giải phương trình bậc hai ẩn \(y\) để tìm \(x.\)

Ví dụ 3. Giải phương trình: \(x\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right) = 8.\)

Cách 1:

Ta có: \(x\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right) = 8\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + 3x} \right)\left( {{x^2} + 3x + 2} \right) = 8\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + 3x + 1 – 1} \right)\)\(\left( {{x^2} + 3x + 1 + 1} \right) = 8\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + 3x + 1} \right)^2} = 9\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} + 3x + 1 = 3\\

{x^2} + 3x + 1 = – 3

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} + 3x – 2 = 0\\

{x^2} + 3x + 4 = 0

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow x = \frac{{ – 3 \pm \sqrt {17} }}{2}.\)

Cách 2:

\(x\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right) = 8\) \( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + 3x} \right)\left( {{x^2} + 3x + 2} \right) = 8.\)

Đặt \(y = {x^2} + 3x\) \( \Rightarrow y \ge – \frac{9}{4}\), ta được: \(y\left( {y + 2} \right) = 8\) \( \Leftrightarrow {y^2} + 2y – 8 = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

y = 2\\

y = – 4\:(loại)

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow y = 2.\)

Với \(y=2\), ta có phương trình: \({x^2} + 3x – 2 = 0\) \( \Leftrightarrow x = \frac{{ – 3 \pm \sqrt {17} }}{2}.\)

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm \(S = \left\{ {\frac{{ – 3 + \sqrt {17} }}{2};\frac{{ – 3 – \sqrt {17} }}{2}} \right\}.\)

Nhận xét: Ngoài cách đặt ẩn phụ như đã nêu, ta có thể đặt một trong các dạng ẩn phụ sau:

Đặt \(y = {x^2} + px + ab.\)

Đặt \(y = {x^2} + px + cd.\)

Đặt \(y = {\left( {x + \frac{p}{2}} \right)^2}.\)

Đặt \(y = {x^2} + px + \frac{{ab + cd}}{2}.\)

Dạng 4. Phương trình bậc bốn dạng \({\left( {x + a} \right)^4} + {\left( {x + b} \right)^4} = c\) với \((c<0).\)

Đặt \(x = y – \frac{{a + b}}{2}\), phương trình trở thành: \({\left( {y + \frac{{a – b}}{2}} \right)^4} + {\left( {y – \frac{{a – b}}{2}} \right)^4} = c.\)

Sử dụng khai triển nhị thức bậc \(4\), ta thu được phương trình: \(2{y^4} + 3{\left( {a – b} \right)^2}{y^2} + 2{\left( {\frac{{a – b}}{2}} \right)^4} = c.\)

Giải phương trình trùng phương ẩn \(y\) để tìm \(x.\)

Ví dụ 4. Giải phương trình: \({\left( {x + 2} \right)^4} + {\left( {x + 4} \right)^4} = 82.\)

Đặt \(y=x+3\), phương trình trở thành: \({\left( {y + 1} \right)^4} + {\left( {y – 1} \right)^4} = 82\) \( \Leftrightarrow \left( {{y^4} + 4{y^3} + 6{y^2} + 4y + 1} \right)\)\(\left( {{y^4} – 4{y^3} + 6{y^2} – 4y + 1} \right) = 82\) \( \Leftrightarrow 2{y^4} + 12{y^2} – 80 = 0\) \( \Leftrightarrow \left( {{y^2} – 4} \right)\left( {{y^2} + 10} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow {y^2} = 4 \) \(\Leftrightarrow y = \pm 2.\)

Với \(y=2\), ta được \(x=-1.\)

Với \(y=-2\), ta được \(x=-5.\)

Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \left\{ { – 1; – 5} \right\}.\)

Dạng 5. Phương trình bậc bốn dạng \({x^4} = a{x^2} + bx + c.\)

Đưa phương trình về dạng \(A^2 = B^2\) như sau: \({x^4} = a{x^2} + bx + c\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + m} \right)^2} = \left( {2m + a} \right){x^2} + bx + c + {m^2}\), trong đó \(m\) là một số cần tìm.

Tìm \(m\) để \(f\left( x \right) = \left( {2m + a} \right){x^2} + bx + c + {m^2}\) có \(Δ=0\). Khi đó \(f(x)\) có dạng bình phương của một biểu thức:

Nếu \(2m+a<0\), phương trình \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + m} \right)^2} + {g^2}\left( x \right) = 0\) (với \(f\left( x \right) = – {g^2}\left( x \right)\)) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}

{x^2} + m = 0\\

g\left( x \right) = 0

\end{array} \right.\)

Nếu \(2m+a/>0\), phương trình \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + m} \right)^2} = {g^2}\left( x \right)\) (với \(f\left( x \right) = {g^2}\left( x \right)\)) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} + m = g\left( x \right)\\

{x^2} + m = – g\left( x \right)

\end{array} \right.\)

Ví dụ 5. Giải phương trình: \({x^4} + {x^2} – 6x + 1 = 0.\)

Ta có: \({x^4} + {x^2} – 6x + 1 = 0\) \( \Leftrightarrow {x^4} + 4{x^2} + 4 = 3{x^2} + 6x + 3\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + 2} \right)^2} = 3{\left( {x + 1} \right)^2}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} + 2 = \sqrt 3 \left( {x + 1} \right)\\

{x^2} + 2 = – \sqrt 3 \left( {x + 1} \right)

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} – \sqrt 3 x + 2 – \sqrt 3 = 0\\

{x^2} + \sqrt 3 x + 2 + \sqrt 3 = 0

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \frac{{\sqrt 3 – \sqrt {4\sqrt 3 – 5} }}{2}\\

x = \frac{{\sqrt 3 + \sqrt {4\sqrt 3 – 5} }}{2}

\end{array} \right.\)

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm: \(S = \left\{ {\frac{{\sqrt 3 – \sqrt {4\sqrt 3 – 5} }}{2};\frac{{\sqrt 3 + \sqrt {4\sqrt 3 – 5} }}{2}} \right\}.\)

Nhận xét:

Phương trình dạng \(x^4 = ax+b\) được giải theo cách tương tự.

Phương trình \(Δ=0\) là phương trình bậc ba với cách giải đã được trình bày ở bài viết trước: Cách giải phương trình bậc 3 tổng quát. Phương trình này có thể cho \(3\) nghiệm \(m\), cần lựa chọn \(m\) sao cho việc tính toán là thuận lợi nhất. Tuy nhiên, dù dùng nghiệm \(m\) nào thì cũng cho cùng một kết quả.

Dạng toán 6. Phương trình bậc bốn dạng \(a{f^2}\left( x \right) + bf\left( x \right)g\left( x \right) + c{g^2}\left( x \right) = 0.\)

Cách 1:

Xét \(g(x) = 0\), giải tìm nghiệm và thử lại vào phương trình ban đầu.

Trường hợp \(g(x) ≠ 0\), phương trình \( \Leftrightarrow a{\left[ {\frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}} \right]^2} + b\frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} + c = 0.\)

Đặt \(y = \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\), giải phương trình bậc hai \(a{y^2} + by + c = 0\) rồi tìm \(x.\)

Cách 2: Đặt \(u = f\left( x \right)\), \(v = g\left( x \right)\), phương trình trở thành: \(a{u^2} + buv + c{v^2} = 0\), xem phương trình này là phương trình bậc hai theo ẩn \(u\), tham số \(v\), từ đó tính \(u\) theo \(v.\)

Ví dụ 6. Giải phương trình: \(20{\left( {x – 2} \right)^2} – 5{\left( {x + 1} \right)^2}\) \( + 48\left( {x – 2} \right)\left( {x + 1} \right) = 0.\)

Đặt \(u=x-2\), \(v=x+1\), phương trình trở thành: \(20{u^2} + 48uv – 5{v^2} = 0\) \( \Leftrightarrow \left( {10u – v} \right)\left( {2u + 5v} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

10u = v\\

2u = – 5v

\end{array} \right.\)

Với \(10u=v\), ta có: \(10\left( {x – 2} \right) = x + 1\) \( \Leftrightarrow x = \frac{7}{3}.\)

Với \(2u=-5v\), ta có: \(2\left( {x – 2} \right) = – 5\left( {x + 1} \right)\) \( \Leftrightarrow x = – \frac{1}{7}.\)

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm: \(S = \left\{ {\frac{7}{3}; – \frac{1}{7}} \right\}.\)

Dạng 7. Phương trình bậc bốn tổng quát \(a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + dx + e = 0.\)

Phân tích các hạng tử bậc \(4\), \(3\), \(2\) thành bình phương đúng, các hạng tử còn lại chuyển sang về phải: \(a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + dx + e = 0\) \( \Leftrightarrow 4{a^2}{x^4} + 4ba{x^3} + 4ca{x^2} + 4dax + 4ae = 0\) \( \Leftrightarrow {\left( {2a{x^2} + bx} \right)^2}\) \( = \left( {{b^2} – 4ac} \right){x^2} – 4adx – 4ae.\)

Thêm vào hai vế một biểu thức \(2\left( {2a{x^2} + bx} \right)y + {y^2}\) (\(y\) là hằng số) để về trái thành bình phương đúng, còn vế phải là tam thức bậc hai theo \(x\): \(f\left( x \right) = \left( {{b^2} – 4ac – 4ay} \right){x^2}\) \( + 2\left( {by – 2ad} \right)x – 4ae + {y^2}.\)

Tính \(y\) sao cho vế phải là một bình phương đúng, khi đó \(Δ\) của vế phải bằng \(0\), như vậy ta phải giải phương trình \(Δ= 0\), từ đó ta có dạng phương trình \(A^2=B^2\) quen thuộc.

Ví dụ 7. Giải phương trình: \({x^4} – 16{x^3} + 66{x^2} – 16x – 55 = 0.\)

Ta có: \({x^4} – 16{x^3} + 66{x^2} – 16x – 55 = 0\) \( \Leftrightarrow {x^4} – 16{x^3} + 64{x^2}\) \( = – 2{x^2} + 16x + 55\) \( \Leftrightarrow {\left( {{x^2} – 8x} \right)^2} + 2y\left( {{x^2} – 8x} \right) + {y^2}\) \( = \left( {2y – 2} \right){x^2} + \left( {16 – 16y} \right)x + 55 + {y^2}.\)

Giải phương trình \(\Delta = 0\) \( \Leftrightarrow {\left( {8 – 8y} \right)^2} – \left( {55 + {y^2}} \right)\left( {2y – 2} \right) = 0\) tìm được \(y=1\), \(y= 3\), \(y=29.\)

Trong các giá trị này, ta thấy giá trị \(y=3\) là thuận lợi nhất cho việc tính toán.

Như vậy chọn \(y=3\), ta có phương trình: \({\left( {{x^2} – 8x + 3} \right)^2} = 4{\left( {x – 4} \right)^2}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} – 8x + 3 = 2\left( {x – 4} \right)\\

{x^2} – 8x + 3 = – 2\left( {x – 4} \right)

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

{x^2} – 10x + 11 = 0\\

{x^2} – 6x – 5 = 0

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = 3 \pm \sqrt {14} \\

x = 5 \pm \sqrt {14}

\end{array} \right.\)

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm \(S = \left\{ {3 + \sqrt {14} ;3 – \sqrt {14} ;5 + \sqrt {14} ;5 – \sqrt {14} } \right\}.\)

Nhận xét:

Ví dụ trên cho ta thấy phương trình \(Δ= 0\) có nhiều nghiệm, có thể chọn \(y=1\) nhưng từ đó ta có phương trình \({\left( {{x^2} – 8x + 1} \right)^2} = 56\) thì không thuận lợi lắm cho việc tính toán, tuy nhiên, kết quả vẫn như nhau.

Một cách giải khác là từ phương trình \({x^4} + a{x^3} + b{x^2} + cx + d = 0\), đặt \(x = t – \frac{a}{4}\) ta sẽ thu được phương trình khuyết bậc ba theo \(t\), nghĩa là bài toán quy về giải phương trình \({t^4} = a{t^2} + bt + c\) đã trình bày ở dạng 5.

Hình Ảnh Chi Tiết

cách giải phương trình bậc 4 chất lượng là một công cụ quan trọng trong hệ thống giáo dục hiện đại, được thiết kế với mục tiêu không chỉ nhằm đánh giá kiến thức lý thuyết mà còn để kiểm tra các kỹ năng thực hành và khả năng tư duy phản biện của học sinh ở từng cấp học cụ thể. Trong bối cảnh giáo dục ngày càng phát triển, việc đánh giá một cách toàn diện và khách quan là điều cần thiết để giúp học sinh nắm vững kiến thức, đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, một yếu tố then chốt trong quá trình học tập và trong cuộc sống sau này.

Nội Dung Đề Thi: cách giải phương trình bậc 4 sẽ bao gồm một loạt các bài toán được phân chia thành nhiều phần khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, nhằm phản ánh đầy đủ các lĩnh vực trong chương trình học toán. Các phần này không chỉ giúp kiểm tra kiến thức mà còn khuyến khích học sinh phát huy sự sáng tạo và khả năng tư duy phản biện.

Các Bài Toán Cơ Bản:

Phần này tập trung vào việc kiểm tra kiến thức cơ bản mà học sinh đã học, như các phép toán số học, định nghĩa hình học, và các khái niệm đại số.

Ví dụ: Học sinh sẽ được yêu cầu giải các bài toán tính toán đơn giản, xác định diện tích và chu vi của các hình cơ bản, hay tìm hiểu các tính chất của các đối tượng hình học.

Các Câu Hỏi Mở:

Đây là phần quan trọng nhằm khuyến khích học sinh phát triển khả năng tư duy độc lập. Các câu hỏi mở yêu cầu học sinh không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công thức mà còn phải biết phân tích và tổng hợp thông tin để đưa ra các giải pháp đa dạng.

Ví dụ: Một câu hỏi có thể yêu cầu học sinh mô tả cách họ sẽ giải quyết một vấn đề thực tế sử dụng toán học, hoặc đề xuất cách thức tối ưu hóa một quy trình dựa trên các khái niệm toán học mà họ đã học. Tính Tư Duy Sáng Tạo:

Đề thi không chỉ đơn thuần kiểm tra kiến thức mà còn phải khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Các bài toán được thiết kế để học sinh có thể vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào các tình huống mới, qua đó phát triển khả năng tư duy độc lập và sáng tạo.

Ví dụ: Học sinh có thể được yêu cầu thiết kế một bài toán mới dựa trên một khái niệm đã học, từ đó trình bày lý do vì sao bài toán này có thể thú vị và hữu ích.

Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề:

Một trong những mục tiêu chính của đề thi là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh sẽ được yêu cầu không chỉ tìm ra đáp án đúng mà còn phải trình bày rõ ràng quy trình và logic đã sử dụng để đến được kết quả đó.

Ví dụ: Bài toán có thể yêu cầu học sinh đưa ra các bước giải quyết một bài toán thực tiễn, từ việc phân tích vấn đề đến việc tìm ra giải pháp khả thi.

Kết Luận:

cách giải phương trình bậc 4 chất lượng là một công cụ quan trọng giúp giáo viên và học sinh đánh giá và cải thiện năng lực toán học. Qua các bài toán đa dạng từ cơ bản đến nâng cao, từ lý thuyết đến thực tiễn, đề thi không chỉ đơn thuần kiểm tra kiến thức mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện về tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ chuẩn bị cho học sinh một nền tảng vững chắc trong môn toán học mà còn trang bị cho các em kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thách thức trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn sau này.

đánh giá tài liệu

5/5
( đánh giá)
5 sao
100%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%